Nâng cao kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non

Kỹ năng giao tiếp giáo viên mầm non

Nâng cao kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non:

Công việc của giáo viên sư phạm mầm non không chỉ dừng lại ở chăm sóc mà còn dưỡng dục trẻ, giúp trẻ phát triển cả thể chất lẫn tinh thần. Việc dạy bảo đó, phần lớn là thông qua giao tiếp giữa giáo viên với trẻ. Nếu sự giao tiếp càng tốt, càng chất lượng, thì càng đem lại nhiều thuận lợi cho sự phát triển tâm lý, nhân cách trẻ thơ.

Kỹ năng giao tiếp giáo viên mầm non

Kỹ năng giao tiếp của giáo viên sư phạm mầm non :

Những nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, giao tiếp sư phạm mầm non là sự kết hợp của các nhóm kỹ năng như kỹ năng nhận thấy sự thay đổi trạng thái tâm lý qua nét mặt, ánh mắt, lời nói; kỹ năng phán đoán nhanh ý định, thái độ trẻ thơ; kỹ năng chủ động đề xuất giao tiếp với trẻ theo mục đích của mình, kỹ năng tự kiềm chế và kích thích sự hứng thú của các bé.

Không những vậy, trong giao tiếp, giáo viên sư phạm mầm non không chỉ tiếp xúc với trẻ nhỏ qua nội dung kiến thức, bài giảng mà còn là tấm gương mẫu mực về nhân cách cho các bé noi theo. Nghĩa là, ở giáo viên, bao giờ cũng phải có sự thống nhất giữa lời nói với hành vi ứng xử bởi nhân cách của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ thơ.

Phát triển kỹ năng giao tiếp của giáo viên sư phạm mầm non thông qua ngôn ngữ cơ thể.

Kỹ năng giao tiếp giáo viên mầm non

Ngôn ngữ cơ thể giữ vai trò chủ chốt trong hoạt động giao tiếp của giáo viên sư phạm mầm non với trẻ nhỏ bởi họ thường xuyên tiếp xúc, chăm sóc các bé qua từng bữa ăn giấc ngủ. Theo đó, năng lực biểu cảm qua nét mặt của giáo viên góp phần lớn vào hiệu quả giao tiếp. Xét vào thực tế sư phạm mầm non, giáo viên có nét mặt dịu hiền, cởi mở, vui tươi thường đem lại bầu không khí tâm lý tốt, tạo cảm giác an toàn cho bé. Ngược lại, giáo viên có nét mặt kém vui, căng thẳng, nghiêm khắc thường tạo ra bầu không khí nặng nề, khiến trẻ nhỏ cảm thấy xa cách, không dám gần gũi, thân thiện.

Đặc biệt với người giáo viên sư phạm mầm non, sự tiếp xúc thân thể một cách đúng mực với trẻ cũng là điều quan trọng. Thường xuyên dỗ dành, vỗ về, cúi người xuống hoặc ngồi xuống để kéo trẻ lại gần và mắt ngang tầm mắt trẻ trong khi nói chuyện vừa giúp thỏa mãn nhu cầu được quan tâm, được yêu thương của trẻ trong giai đoạn mầm non đồng thời tạo mối quan hệ gần gũi giữa giáo viên với trẻ. Ngược lại những cách tiếp xúc thân thể làm tổn thương trẻ như đánh vào tay, vào mông, nhéo… tuyệt đối bị nghiêm cấm. Nó vừa không đem lại hiệu quả thực sự trong giao tiếp sư phạm, vừa làm ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ và ngày nay giáo viên sư phạm mầm non đều được yêu cầu là không được làm đau trẻ dưới bất cứ hình thức nào. Do đó giáo viên cần sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách có ý thức, phù hợp với yêu cầu về nhân cách và đem lại hiệu quả cao trong giáo dục.

Xem thêm :

Làm gì để xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mầm non

8 thoughts on “Nâng cao kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non

  1. Pingback: Trang trí lớp mầm non sáng tạo tại Quận Long Biên

  2. Pingback: Trang trí lớp mầm non sáng tạo tại Quận Cầu Giấy

  3. Pingback: Vẽ tranh tường mầm non tại Quận Hoàn Kiếm

  4. Pingback: Vẽ tranh tường mầm non tại Quận Hoàng Mai

  5. Pingback: Vẽ tranh tường mầm non tại Quận Thanh Xuân

  6. Pingback: Trang trí cửa sổ lớp học mầm non đẹp tại Hà Nội

  7. Pingback: Góc sinh nhật mầm non sáng tạo, ấn tượng cho các bé

  8. Pingback: 5 Điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trường mầm non

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *