Cần phải chuẩn bị gì để thành lập trường mầm non tư thục

Thành lập trường mầm non tư thục

Ngoài việc chuẩn bị cơ sở vật chất và các yếu tố liên quan khác, để thành lập cơ sở mầm non tư thục được hoạt động thì việc xin cấp phép mở cơ sở mầm non là việc cần phải giải quyết đầu tiên. Tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm đúc rút được khi tư vấn thiết kế, cũng như setup cho các trường mầm non tư thục như sau :

Những việc cần chuẩn bị để xin cấp phép, thành lập trường mầm non tư thục :

 Theo Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục và Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

Về trình tự thực hiện:

  • Tổ chức, cá nhân đứng tên xin phép hoạt động giáo dục có đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Quy chế Tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục, nộp hồ sơ trực tiếp cho cán bộ đầu mối của phòng GD&ĐT.
  • Cán bộ đầu mối chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn Mầm non Phòng GD&ĐT tổ chức thẩm định hồ sơ và điều kiện thực tế để cho phép hoạt động giáo dục của tổ chức, cá nhân.
  • Nếu nhà trường, nhà trẻ tư thục đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Quy chế Tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục thì Trưởng phòng giáo dục và đào tạo ra Quyết định cho phép hoạt động giáo dục. Nếu nhà trường, nhà trẻ tư thục chưa đáp ứng được các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Quy chế Tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục thì phòng giáo dục và đào tạo thông báo cho nhà trường, nhà trẻ tư thục bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

Hồ sơ đăng ký thành lập trường mầm non tư thục:

  • Bản sao chứng thực Quyết định cho phép thành lập cơ sở mẫu giáo tư thục.
  • Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động (theo mẫu).
  • Báo cáo chi tiết về điều kiện tài chính, đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên (theo mẫu).
  • Danh sách kèm theo hồ sơ của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại cơ sở bao gồm: Sơ yếu lý lịch; Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ hợp lệ; hợp đồng làm việc của cơ sở với từng cá nhân; giấy chứng nhận sức khỏe có giá trị của cơ quan y tế cấp Huyện trở lên.
  • Quy chế tổ chức, hoạt động và chi tiêu nội bộ của cơ sở (theo mẫu).
  • Bản cam kết bảo đảm an toàn và thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo (theo mẫu).
  • Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
  • Văn bản pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê cơ sở với thời hạn tối thiểu 05 năm.

Về thời hạn giải quyết:

  • Ủy ban nhân dân cấp xã đối với nhà trường, nhà trẻ công lập; tổ chức, cá nhân đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục lập hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
  • Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo và các phòng chuyên môn liên quan có ý kiến thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện thành lập nhà trường, nhà trẻ.
  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của phòng giáo dục và đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục. Nếu không đáp ứng đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

lưu ý về biểu mẫu, tờ khai:

  • Quy chế tổ chức, hoạt động và chi tiêu nội bộ của cơ sở.
  • Bản cam kết bảo đảm an toàn và thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động.
  • Báo cáo chi tiết về điều kiện tài chính, đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.

Ngoài ra, để có thể đưa trường tư thục của mình vào hoạt động bạn cũng cần lưu ý một số yêu cầu sau:

  • Có quyết định cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.
  • Địa điểm nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục bảo đảm môi trường giáo dục an toàn cho trẻ em, giáo viên và người lao động.
  • Có chương trình giáo dục mầm non và tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ tối thiểu theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Có đủ điều kiện tối thiểu về giáo viên, cán bộ quản l‎ý, cơ sở vật chất để bảo đảm an toàn và chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, được quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 16; Khoản 1 Điều 19; Điều 20; Điều 22; Điều 30 của Quy chế Tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục.
  • Có quy định về tổ chức, hoạt động và chi tiêu của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.

Trên đây là những lời tư vấn của  tôi về việc những điều cần phải chuẩn bị để thành lập trường mầm non tư thục. Cám ơn mọi người đã quan tâm và sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết :

Thiết kế trường mầm non Hoa Thủy Tiên tại Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội.

Thiết kế trường mầm non Sao Mai, Quận Long Biên, Hà Nội

Cách xây dựng thực đơn cho bé trong trường mầm non

 

One thought on “Cần phải chuẩn bị gì để thành lập trường mầm non tư thục

  1. Pingback: Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non đạt chuẩn tại Hà Nội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *