Cách xây dựng thực đơn cho bé trong trường mầm non

Cách xây dựng thực đơn cho trẻ trường mầm non

Khẩu phần ăn đóng vai trò cực kì quan trọng đến sự phát triển của trẻ. Ecohome xin chia sẻ một số kinh nghiệm đã đúc kết được khi phối hợp với nhân viên y tế để xây dựng thực đơn cho bé đảm bảo chất lượng bữa ăn của trẻ ở trường nhằm đủ chất dinh dưỡng để trẻ có thể phát triển toàn diện.

Xây dựng thực đơn cho trẻ trường mầm non:

Ăn uống theo đúng yêu cầu dinh dưỡng thì thể lực và trí tuệ sẽ phát triển tốt, giúp cho nhiều gia đình đạt được ước mơ là con cái khỏe mạnh thông minh học giỏi, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng, giúp bảo tồn sự tinh hoa của nòi giống và xã hội phát triển. Bữa ăn của ta hiện nay không còn do nhà nước cung cấp theo định lượng mà là do mức thu nhập của từng gia đình, sự cung cấp của thị trường. Đặc biệt đối với các trường mầm non tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường. Trường Mầm non thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ nhằm hình thành và phát triển ở trẻ một nhân cách toàn diện, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường Tiểu học. Do đặc điểm cơ thể của trẻ mầm non còn rất non nớt, sức đề kháng với những tác động từ môi trường bên ngoài còn hạn chế nên đòi hỏi công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ luôn được đặt lên vị trí hàng đầu trong hệ thống các nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ ở trường Mầm non. Trẻ em dưới 6 tuổi có rất nhiều nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của trẻ đang tuổi lớn và phát triển rất cao cho nên cần được quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng, đảm bảo cho trẻ được ăn nhiều năng lượng và các chất xây dựng cơ thể như chất Prôtít (Đạm), Lipít (Mỡ), Gluxít (Đường), vi ta min và chất khoáng. Ăn uống tốt giúp trẻ lớn nhanh và khỏe mạnh, phát triển và hoạt động vui vẻ. Trẻ có vui vẻ, khỏe mạnh thì mới tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi, tìm tòi khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh.

Trẻ ở lứa tuổi mầm non ” Học bằng chơi – Chơi mà học”. Trẻ có khỏe mạnh thì ăn mới ngon miệng, tinh thần mới phấn khởi, vui tươi. “Trẻ em như búp trên cành – Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan” . Song song với việc chăm sóc là việc nuôi dưỡng trẻ mà ăn uống là một nhu cầu không thể thiếu được của mỗi con người. Nấu ăn là một công việc hết sức gần gũi và quen thuộc trong mỗi gia đình và trường mầm non. Trong mỗi chúng ta ai cũng có thể nấu ăn được nhưng nấu như thế nào để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng một cách an toàn và hợp lý nhất, điều này không dễ, nó luôn luôn đòi hỏi chúng ta phải có những sáng kiến và hiểu biết về nấu ăn cho các cháu ở nhà trẻ và mẫu giáo. Nếu trẻ em được nuôi dưỡng tốt sẽ có một sức khoẻ tốt và đó là tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này. Vì vậy, công tác nuôi dưỡng trong trường mầm non là một việc hết sức quan trọng. Tôi xin chia sẻ cùng các đồng nghiệp một số kinh nghiệm xây dựng thực đơn cho trẻ trong trường mầm non. Như chúng ta đã biết nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của trẻ hết sức quan trọng nhưng trái lại trẻ không thể ăn một lượng thức ăn lớn.

Vì vậy, cách xây dựng thực đơn cho bé trong trường mầm non phải tính toán làm sao để đáp ứng đầy đủ 4 yêu cầu sau đây:

1. Đảm bảo đủ lượng Kalo :

– Năng lượng được cung cấp chủ yếu từ bột đường (G) và chất béo (L).
G có nhiều ở trong các loại ngũ cốc và đường. L có nhiều trong dầu mỡ và các loại hạt có tinh dầu. Khi xây dựng thực đơn ta nên chú ý kết hợp giữa hai loại thực phẩm nhiều calo và thực phẩm ít calo với nhau để đảm bảo lượng calo cần thiết cho trẻ một ngày.

2.Cân  tỷ lệ giữa các chất: P-L-G


– Protein hết sức cần thiết cho sự phát triển trí tuệ của trẻ là nguyên liệu chủ yếu để xây dựng lên các tố chất trong cơ thể trẻ mầm non. có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, đậu, lạc, vừng.
– Lipid là nguồn cung cấp năng lượng, những loại thức ăn giầu L gồm dầu ăn, mỡ lợn, một số loại thịt cá và một số loại hạt  quả có nhiều tinh dầu.
– Glucid cung cấp lượng chủ yếu trong cơ thể G có nhiều trong gạo, bột mỳ, miến, đường, đậu …
– Vì vậy trong bữa ăn của trẻ hàng ngày ta cần phải đảm bảo đầy đủ các loại thực phẩm . Qua đó ta cần phải tính toán làm sao để cân đối giữa các chất: P- L- G theo tỷ lệ thích hợp của trẻ là: 14 ;26 ; 60. Muốn cân đối được tỷ lệ các chất ta cần phải chú ý đến những đặc điểm sau đây:
+ Đạm có nguồn gốc từ động vật rất nhiều nhưng giá thành lại đắt, ngược lại đạm có nguồn gốc từ thực vật lại rất rẻ. Tiền ăn của các cháu đóng hàng ngày thì hạn chế, vì vậy phải biết kết hợp giữa đạm cung cấp từ thịt, cá, trứng với đạm cung cấp từ đậu, lạc, vừng. Qua đó kết hợp với các loại canh rau có độ đạm tương đối  cao như rau ngót, rau muống, giá đỗ.
+ Muốn đảm bảo được lượng Lipid trong mỗi bữa ăn của trẻ có thể chế biến thành các món rán, xào. Để đảm bảo được lượng Glucid cho trẻ và cân đối giữa hai bữa chính và bữa phụ trong ngày, bữa trưa trẻ ăn cơm, bữa phụ chiều có thể chế biến một số món ăn từ gạo nếp, mỳ, chè các loại.

3.Thực đơn đa dạng phong phú , dùng nhiều loại thực phẩm:
– Tất cả các chất dinh dưỡng đều hết sức cần thiết cho cơ thể trẻ ở lứa tuổi mầm non vì thế trong mỗi bữa ăn hàng ngày của trẻ ta phải kết hợp nhiều loại thực phẩm . Mỗi loại thực phẩm lại cung cấp một số chất nhất định, cách tốt nhất để trẻ ăn đủ chất là phải đan xen thêm nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn , có như vậy thực đơn mới phong phú đa dạng.

Ví dụ: Thực phẩm từ đậu phụ có thể chế biến thành đậu thịt  sốt cà chua, Canh cua đậu thả giá nấu chua  ,  trứng hấp thịt đậu phụ …
– Thực phầm từ cua đồng ngoài nấu canh riêu cua có thể kết hợp rau mùng tơi, rau đay, mướp, rau dền, rau muống, khoai sọ… chát nọ bổ sung cho chất kia làm cho giá trị dinh dưỡng của ba chất tăng lên rất nhiều
– Để tăng thêm phần hấp dẫn của món ăn trên cùng một loại thực phẩm ta có thể kết hợp hợp với một số gia dảm khác tạo ra nhiều món ăn khác nhau, nên tránh các loại gia dảm cay, nóng.

4.Thực đơn theo mùa 

Ở lứa tuổi mầm non đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cũng vô cùng quan trọng, vì thế khi chế biến các món ăn cũng phải đặc biệt quan tâm về khẩu vị và trạng thái của thức ăn.
– Khi xây dựng thực đơn phải chú ý đến các món ăn của trẻ nhất là khâu chế biến như băm nhỏ, thái nhỏ, nấu phải nhừ, mềm kể cả rau. Các món ăn mặn ta có thể chế biến thêm nước sốt kèm theo để trẻ dễ ăn hơn.
– Ăn uống còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu theo từng mùa. Như mùa hè nóng bức nhu cầu về các món có nhều nước tăng lên và những món canh chua, canh cua… trẻ rất thích ăn. Còn về mùa đông thời tiết lạnh ta có thể sử dụng các món sào,  rán thuộc các món ăn hầm nhừ ăn nhiều hơn.
Còn về thực phẩm các loại rau quả ta nên dùng mùa nào thức đó không cần thiết phải sử dụng thực phẩm trái mùà

Trên đây là một số chia sẻ của tôi về cách xây dựng thực đơn cho bé ở trường mầm non, hy vọng sẽ giúp ích phần nào đó cho các bạn.

Xem thêm : 

Những kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục cần phải biết

Chia sẻ kinh nghiệm quản lý trường mầm non hiện nay

Cách thu hút trẻ đến trường mầm non tự nguyện và vui vẻ

Thi công trường mầm non đẹp, uy tín tại thành phố Hà Nội

4 thoughts on “Cách xây dựng thực đơn cho bé trong trường mầm non

  1. Pingback: Trang trí góc sản phẩm của bé gọn gàng, đẹp mắt

  2. Pingback: Trang trí góc mở trong trường mầm non đẹp, an toàn

  3. Pingback: Trang trí mầm non đẹp, sáng tạo tại Hà Nội

  4. Pingback: Vẽ tranh tường mầm non tại Quận Đống Đa, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *