Những kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục cần phải biết

Kinh nghiệm mở trường mầm non

Nhu cầu mở trường mầm non tư thục, mở lớp tư thục hiện nay là rất lớn. Tuy nhiên, mở lớp cần những điều kiện gì, phải chuẩn bị như thế nào ? Dưới đây là một số kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục hiệu quả nhất bạn nên tham khảo nhé.

KINH NGHIỆM MỞ TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC :

1. Xin giấy phép kinh doanh và giấy phép hoạt động mở trường mầm non tư thục

Đây là việc cơ bản đầu tiên cần làm, tuy nhiên không phải ai cũng biết cần chuẩn bị những giấy tờ gì đúng không nào. Đầu tiên, bạn cần xin giấy phép đăng ký kinh doanh tương tự hình thức doanh nghiệp tư nhân ngành nghề giáo dục mầm non. Sau đó hãy liên hệ trực tiếp phòng giáo dục tại quận hoặc huyện nơi mà bạn chuẩn bị mở trường để được hướng dẫn một cách chi tiết cũng như về điều kiện và các thủ tục thành lập trường mầm non tư thục và cấp phép hoạt động.

Những hồ sơ xin cấp giấy phép thường bao gồm:

  • Đơn đề nghị thành lập trường
  • Đề án tổ chức và hoạt động thành lập trường
  • Luận chứng khả thi (theo quy định tại Điều 8 – Điều lệ trường mầm non)
  • Tờ trình về đề án thành lập, cơ cấu tổ chức và hoạt động
  • Quy chế tổ chức hoạt động của nhà trường
  • Văn bản xác nhận của cấp có thẩm quyền về việc thuê nhà đất, cơ sở vật chất (nếu thuê nhà đất).
  • Ý kiến của Phòng Giáo dục về kết quả thẩm định và cho phép thành lập trường.
  • Hồ sơ nhân sự của Hiệu trưởng, Hiệu phó, Hội đồng quản trị, giáo viên, nhân viên gồm: đơn, lý lịch, giấy khám sức khoẻ , hộ khẩu phô tô, các văn bằng chứng chỉ…

Đặc biệt, các bạn nên chú ý đề án thành lập trường mà mình làm cần phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội cũng như quy hoạch những mạng lưới phát triển cơ sở giáo dục của địa phương. Bạn cũng cần xác định kỹ lưỡng và rõ ràng mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình cũng như nội dung giáo dục trong đề án; những điều kiện đất đai, cơ sở vật chất, các trang thiết bị, địa điểm xây dựng, các bộ máy, nguồn lực nhân sự và tài chính…

Địa điểm rất quan trọng vì đó chính là nơi đặt cơ sở trường cần phải chú ý thỏa mãn các điều kiện như:

  • Gần khu dân cư
  • Phù hợp với quy hoạch chung, giao thông thuận tiện, thiết kế không gian thoáng mát tạo môi trường tốt nhất để chăm sóc và nuôi dạy trẻ.

2. Mặt bằng, cơ sở vật chất khi mở trường mầm non tư thục

Bạn cần đảm bảo thiết kế xây dựng đáp ứng đủ các điều kiện sau, nên thuê đơn vị uy tín và chuyên nghiệp trong việc Thiết kế trường mầm non tư vấn, thiết kế để phù hợp với phong cách trường mình nhất . Một số chỉ tiêu cơ bản phải đáp ứng là :

  • Khuôn viên trường có tường bao ngăn cách với bên ngoài, xây dựng cổng đảm bảo an toàn cho bé.
  • Diện tích phòng sinh hoạt chung: Đảm bảo mật độ tối thiểu 1,5m2/trẻ.
  • Phòng ngủ: tối thiểu 1,2m2/trẻ
  • Phòng vệ sinh diện tích trung bình tối thiểu là 0,4m2/trẻ

Yêu cầu của người quản lý trường mầm non:

  • Có tối thiểu bằng trung cấp
  • Dưới 65 tuổi
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý/chứng chỉ bồi dưỡng mầm non ít nhất 30 ngày.
  • Yêu cầu của Hiệu trưởng mầm non cũng tương tự, cần hoàn thành chương trình nghiệp vụ quản lý giáo dục.

3.Quản lý đội ngũ giáo viên, quản lý học sinh

Kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục, để trường được hoạt động một cách hiệu quả và lâu dài không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên trong trường mầm non. Chính vì thế việc tuyển dụng giáo viên mầm non tâm huyết với nghề cực kỳ quan trọng. Các chủ trường, hiệu trưởng mầm non chắc hẳn cũng khá đau đầu trong việc tuyển dụng những giáo viên có sức khỏe, có phẩm chất, đạo đức, có tình yêu thương tôn trọng trẻ em…

Ngoài đội ngũ giáo viên, nhà trường nên cân đối với số lượng học sinh:

  • Trung bình 10-15 học sinh mẫu giáo/giáo viên
  • 6-7 trẻ 13-18 tháng/giáo viên
  • 8-9 trẻ 19-24 tháng/giáo viên
  • 10-12 học sinh 25-36 tháng/giáo viên
  • 4-5 trẻ dưới 12 tháng/giáo viên.
  • Nên chú ý không quá 15 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

Số lượng giáo viên phải chú ý cân đối với số trẻ để tránh tình trạng một cô phải trông quá nhiều trẻ dẫn đến không quản lý và xử lý hết được các tình huống. Lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc cũng như nuôi dạy trẻ và còn ảnh hưởng đến thương hiệu của trường.

4.Cơ chế dạy và học

Dù bạn là trường mầm non tư thục, trường mầm non song ngữ quốc tế thì chương trình giáo dục mầm non và tài liệu chăm sóc, giáo dục của bạn vẫn cần tuân theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Đồng thời chương trình học còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm cũng như sự sáng tạo của các cô giáo ở trường mầm non.

5.Quảng cáo để thu hút học sinh:

Sau khi mở trường, bạn phải có phương án quảng cáo và quảng bá hình ảnh của trường rộng rãi để thu hút sự quan tâm của bố mẹ và nhận được nhiều học sinh tham gia học. Các hình thức quảng cáo ngày nay rất đa dạng, qua các trạng mạng xã hội, phát tờ rơi, treo băng rôn…

Bạn có thể làm nhiều cách để quảng bá cho trường của mình, ví dụ ngoài mục đích thông báo sự thành lập trường, mô tả về trường, giáo viên và các ưu điểm khác, các hình thức quảng cáo còn nhẹ nhàng thông báo kèm theo những hình thức hấp dẫn khác khi tham dự học ở trường.

 Cho học thử một vài buổi, khuyến mại cho những trẻ đăng kí học sớm, giảm giá 1-2 tháng đầu mới học hoặc tặng quà khi trẻ đến học… cũng là những cách kích thích sự quan tâm của bố mẹ học sinh.

Nếu làm tốt công tác quảng cáo này, chắc chắn, trường bạn sẽ sớm nhận được học sinh đăng kí học.

6.Xây dựng hình ảnh, thương hiệu của trường mầm non

Đây là cách mà tất cả các trường mầm non cần phải làm chứ không chỉ riêng gì trường tư thục. Số lượng trường mầm non ngày càng tăng lên thì việc chú trọng đến hình ảnh, chất lượng là điều cần thiết. Việc marketing cho trường mầm non của mình là việc làm cần thiết. Với những thông tin hoạt động và các chương trình đặc biệt của nhà trường cần được khéo léo chia sẻ tới phụ huynh qua các kênh truyền thông của trường như: Website, Fanpage, Zalo,…

Với những hoạt động học trên lớp và những buổi trải nghiệm dã ngoại toàn trường sẽ đem đến nhiều kiến thức thực tế cho trẻ mầm non. Các cô nên lưu lại, chia sẻ cũng sẽ là một hình thức xây dựng hình ảnh của trường rất hữu nghiệm. Đối với việc nhờ đến các cá nhân, tổ chức hỗ trợ tư vấn xây dựng hình ảnh cũng là một lời khuyên bổ ích dành cho các hiệu trưởng, quản lý mầm non tư thục lúc này. Đó cũng chính là kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục hiện nay.

Tham khảo thêm :

Chia sẻ kinh nghiệm quản lý trường mầm non hiện nay

Làm thế nào để nâng cao kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non

Phải làm gì để xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở mầm non

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *