Một số căn cứ khi xây dựng – trang trí góc mầm non

trang trí góc mầm non

Trang trí góc mầm non luôn được nhà trường đặt sự quan tâm lên hàng đầu. Một góc lớp được trang trí, trưng bày khoa học sẽ luôn giúp các bé có sự phát triển tư duy một cách toàn diện hơn. Không chỉ thế, cách bày trí còn giúp đảm bảo được sự an toàn của trẻ em trong suốt quá trình học tập và vui chơi trên lớp. Tất cả những thông tin cần biết về cách bố trí này sẽ được nhắc đến ngay sau đây.

trang trí góc mầm non

Sự cần thiết của việc trang trí góc mầm non

Môi trường góc là nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, trẻ luôn có niềm khao khát khám phá, tìm hiểu về các hoạt động được diễn ra thường ngày. Cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh qua việc trang trí góc mầm non sẽ cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết những gì về xung quanh mình, từ môi trường tự nhiên (cỏ cây, hoa lá, chim muông ) đến môi trường xã hội ( công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của con người với nhau ), trẻ được thu nhỏ qua góc chơi bằng việc đóng vai chơi. Trẻ chơi thực tế và trẻ hiểu biết về chính bản thân mình, ước mơ công việc mai sau. Để các em có được những hiểu biết một cách chính xác, hình thành ở trẻ những biểu tượng một cách đúng đắn và ngày càng phong phú tôi luôn trăn trở làm thế nào để trẻ hứng thú, say mê với hoạt động khám phá để phát huy một cách tối đa khả năng nhận thức của trẻ.

trang trí góc mầm non

Một số căn cứ khi xây dựng – trang trí góc mầm non

  • Diện tích phòng học rộng hay hẹp (để quyết định số lượng góc).
  • Nguyên vật liệu, học liệu, đồ dùng đồ chơi được chuẩn bị sẵn trước khi trang trí góc mầm non
  • Vị trí góc phải hợp lý, thuận tiện cho trẻ hoạt động. Góc yên tĩnh, xa góc hoạt động ồn ào (góc xây dựng, góc đóng vai ở gần nhau và xa góc sách), góc xây dựng tránh lối đi lại, góc tạo hình gần nguồn nước, góc thiên nhiên ở ngoài hiên,…
  • Trang trí góc mầm non cần tạo khoảng cách giữa các góc hoạt động (sử dụng giá, các vách chắn góc…) để giúp trẻ nhận dạng được phạm vi góc từ đâu đến đâu.
  • Đạt tên cho các góc chơi  phải đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với nội dung từng chủ điểm đang thực hiện. Ví dụ: Khi thực hiện chủ điểm “ Gia đình ”, góc  chơi phân vai có thể đặt tên: “ Gia đình bé yêu ”. Nhưng ở chủ điểm “Thực vật”, góc phân vai có thể đặt  “Cửa hàng rau quả ”,…  Ngoài ra, có những góc chơi khó chọn tên theo chủ đề thì giáo viên đặt tên góc, gần gủi với lĩnh vực phát triển tuy nhiên trong quá trình hướng dẫn phải hướng trẻ hoạt động theo chủ đề VD: Lĩnh phát triển thẩm mỹ “Góc tạo hình” có thể đặt tên “ Bé Khéo tay” nhưng khi hướng dẫn cô phải hướng trẻ tạo các sản phẩm theo chủ đề.
  • Trang trí góc mầm non cần thường xuyên đổi mới và sắp xếp các học liệu, nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi trong các góc thật linh hoạt, hấp dẫn, vừa phải, phù hợp với các góc, tạo được điểm nhấn trong sự phát triển các góc chơi mà cô đã dự định, tránh lạm dụng, sắp xếp không khoa học.
  • Sau mỗi chủ đề, cô giáo cần thay đổi vị trí, sắp xếp , luân chuyển giữa các góc, thay đổi nguyên vật liệu đồ dùng đồ chơi. Tạo cảm giác mới lạ kích thích hứng thú trẻ khám phá và hoạt động trải nghiệm

trang trí góc mầm non

trang trí góc mầm non

trang trí góc mầm non

trang trí góc mầm non

Trên đây là một số căn cứ khi xây dựng – trang trí góc mầm non. Mong rằng các thầy cô có thể tạo nên được một môi trường học tập phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Đồng thời, sự đa dạng trong chủ đề, cách bày trí cũng sẽ giúp các bé phát huy tối đa khả năng sẵn có của bản thân mình. Qua đó, kích thích sự hiểu biết, tính tò mò, ham học của trẻ đối với mọi việc xung quanh.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Xem thêm:

Thiết kế trường mầm non sáng tạo, đạt chuẩn quốc tế

Cẩm nang khi trang trí lớp mầm non

Trang trí góc mầm non thu hút các bé đến lớp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *