Nội dung bài viết
Một người giáo viên mầm non chuyên nghiệp, ngoài có chuyên môn giỏi về trẻ nhỏ còn phải có lòng yêu nghề, yêu trẻ sâu sắc, hãy trau dồi và rèn luyện thật tốt kỹ năng giao tiếp với trẻ. Có thể việc này làm cho bạn rất tốn nhiều thời gian công sức luyện kĩ năng này nhưng nếu không có kỹ năng này bạn sẽ trở thành một cô giáo tồi tệ so với nghề nghiệp. Đây là kỹ năng rất quan trọng cần được rèn dũa nếu bạn muốn làm cô giáo nuôi dạy trẻ. Sự ứng xử khéo léo của giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Tuy nhiên, thực tế giao tiếp sư phạm rất đa dạng và cũng có nhiều tình huống khác nhau yêu cầu giáo viên phải linh hoạt, khéo léo và am hiểu biết sâu sắc về đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ.
1. Ứng xử với trẻ mầm non
Giao tiếp của trẻ trong độ tuổi mầm non nói chung và đặc biệt là trẻ từ 4 -5 tuổi nằm trong giai đoạn giao tiếp với nhận thức ngoài tình huống. Trẻ vừa hiếu động, tò mò, háo hức khám phá lại vừa nhạy cảm với thái độ của người lớn trong quá trình giao tiếp với mình. Trong khi đó, trẻ chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ về ngôn ngữ nên đôi khi không biết diễn đạt suy nghĩ của mình, có khi diễn đạt sai hoặc không hiểu hết ý của người lớn. Chính vì vậy, giáo viên mầm non cần nắm được đặc điểm tâm lý và khả năng giao tiếp của trẻ để có thể định hướng cách thức giao tiếp cũng như sử dụng phương tiện giao tiếp với các bé sao cho phù hợp. Vì vậy, trước khi giao tiếp với nhóm đối tượng nào thì giáo viên mầm non phải tìm hiểu tâm lý chung của nhóm để có thể đưa ra cách thức giao tiếp phù hợp. Hiểu được tâm lý và có kỹ năng giao tiếp với trẻ như việc khen trẻ một cách khéo léo và thông minh, tránh làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ và giúp trẻ nhận ra lỗi sai của mình sẽ giúp trẻ ngoan ngoãn và hợp tác hơn trong quá trình dạy học.
2. Ứng xử với phụ huynh trẻ mầm non
Ngoài việc giao tiếp hàng ngày với học sinh thì giáo viên mầm non còn phải giao tiếp với phụ huynh học sinh. Việc giữ mối quan hệ giao tiếp tốt với phụ huynh sẽ giúp giáo viên mầm non có thể hiểu hơn về tâm tư, suy nghĩ của trẻ; mong muốn của phụ huynh và truyền đạt tốt thông tin các hoạt động của nhà trường dành cho trẻ đến với quý phụ huynh.
3. Ứng xử với đồng nghiệp
Khi làm cô giáo tại trường mầm non, ngoài việc nói chuyện khéo léo với các trẻ thì muốn làm nghề chuyên nghiệp bạn cần xây dựng và duy trì mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp để dễ dàng hơn khi tiến hành nuôi dạy quản lý trẻ. Mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp cũng giúp cho giáo viên mầm non dễ dàng hoàn thành công việc của mình hơn. Một mối quan hệ tốt với đồng nghiệp giúp tâm trạng bạn vui vẻ hơn, thêm động lực để cống hiến và gắn bó với nghề.
4. Các cách ứng xử cho giáo viên mầm non với trẻ
Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ một số cách thức giao tiếp dành cho giáo viên mầm non giúp trẻ trở nên ngoan ngoãn và ham học hơn:
– Thường xuyên trò chuyện, quan tâm trẻ. Thay đổi giọng điệu, lời nói cho phù hợp với hoàn cảnh và nội dung giao tiếp.
– Gọi tên trẻ, khuyến khích trẻ gọi tên người khác và tự xưng tên trong quá trình giao tiếp.
– Làm mẫu các hành vi giao tiếp và hướng dẫn trẻ làm theo như tập nói lời cảm ơn, tạm biệt, tập trả lời khi được gọi tên, tập nói lời đồng ý hoặc không đồng ý,…
– Dạy trẻ cách phát âm các từ mới và mở rộng câu.
– Phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ bằng việc sử dụng đồ dùng, dụng cụ làm phương tiện, bao gồm phương tiện ngôn ngữ (lời nói) và phương tiện phi ngôn ngữ (cử chỉ, nét mặt, điệu bộ khi chơi,…)
– Tập cho trẻ kĩ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong khi giao tiếp và kiên nhẫn đợi trẻ trả lời, chẳng hạn như: Ở đâu? Con gì? Cái gì? Làm gì? Ai đây?,…
– Cùng trẻ đọc sách, xem tranh ảnh. Chuyện trò và đặt câu hỏi về các nhân vật trong đó để giúp chúng bộc lộ cảm xúc của mình thông qua ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,…
– Cùng trẻ đọc thơ, các bài đồng dao, bài hát hoặc chơi các trò chơi dân gian nhằm tạo sự gắn bó, thân thiết,…
– Sử dụng các chú rối để giao tiếp, trò chuyện với trẻ,..
– Cho trẻ tập làm quen với những người bạn mới để rèn luyện tính cởi mở, mạnh dạn trong giao tiếp.
Ở bậc học mầm non, mọi lời nói, hành động của giáo viên đều có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì thế, chỉ cần có tình yêu thương dành cho trẻ, tâm huyết với nghề, nắm vững những kĩ năng giao tiếp và ứng xử một cách “tâm lý” thì giáo viên mầm non chẳng những gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp, mà còn mang lại giá trị sống cao đẹp, là cẩm nang cho hành trình học tập và lớn khôn trọn đời của thế hệ trẻ.
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ NỘI THẤT ECOHOME
- Địa chỉ: liền Kề 19, TT23, Khu đô thị Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội
- Xưởng sản xuất đồ gỗ: Sân Bóng Linh Đường, Linh Đàm, Hà Nội.
- Hotline:0964 327 379 / 0917 462 999 (Mr Tùng)
- Hân hạnh được phục vụ quý khách!
Xem thêm:
Những bước giúp phát triển sáng tạo của bé ở trường mầm non
Bí quyết thu hút trẻ đến trường mầm non hiểu quả nhất