Những câu hỏi bố mẹ nên đặt ra trước khi quyết định trẻ đi mẫu giáo

mẫu giáo

Những lợi ích và nguy cơ khi quyết định cho con đi mẫu giáo 

Tháng 6, đây là thời điểm mà các bố mẹ có con trong độ tuổi 2 – 3 tuổi phải đau đầu tìm hiểu và trả lời những câu hỏi xoay quanh vấn đề bắt đầu cho bé đi nhà trẻ ra sao. Ecohome chia sẻ lại với các bạn những ý kiến Hỏi – Đáp liên quan đến vấn đề trên chuẩn bị tâm lí đồng thời nắm được các yếu tố đánh giá trọn trường lớp cho bé.

Dẫu trường học đầu tiên của trẻ chính là gia đình và cha mẹ chính là những người thầy giáo cô giáo lí tưởng, tuy nhiên, do yếu tố công việc cũng như tùy từng điều kiện cụ thể, rất nhiều bố mẹ buộc phải lựa chọn phương án gửi con đi nhà trẻ từ khi còn sớm mà chưa được chuẩn bị kĩ về mặt tâm lí cũng như các nội dung tìm hiểu có liên quan.

mẫu giáo

1. Lợi ích và khó khăn khi quyết định cho con đi mẫu giáo?

Trên thực tế, việc quyết định cho con đi nhà trẻ cũng chính là chấp nhận việc để con va vấp với một môi trường hoàn toàn mới lạ, bên cạnh những lợi ích đối với việc phát triển trí não, thể chất cho trẻ, còn tiềm ẩn rất nhiều những mối nguy cơ, ảnh hưởng đến tâm lí cũng như sức khỏe của bé.

  • Lợi ích: 

Nhà trẻ mẫu giáo chính là một không gian xã hội cộng đồng thu nhỏ. Trong môi trường đó, các mối quan hệ mới bên ngoài gia đình được hình thành và phát triển. Tại đây, bé sẽ có cơ hội được giao tiếp cùng với bạn bè đồng trang lứa, thầy cô. Việc tạm phải rời xa vòng tay cha mẹ để hòa nhập với môi trường mới cũng chính là tiền đề để xây dựng cho bản thân bé tính cách độc lập, chủ động. Cùng với đó, ở môi trường mới, với các phương pháp giáo dục hiện đại, cùng với sự dẫn dắt của các cô giáo, trẻ sẽ được học hỏi, vui chơi một cách bài bản, có phương pháp khoa học.

  • Khó khăn:

Bên cạnh những lợi ích trên, việc đưa bé vào một môi trường mới lạ với một khuôn khổ hoàn toàn khác biệt so với ở nhà, sẽ khiến cho bé không tránh khỏi những nguy cơ về sức khỏe cũng như về tâm lí. Theo Bs. Saltz, (bệnh viện New York, Mỹ) cho biết: Môi trường nhà trẻ, các lớp học mầm non tiềm ẩn nhiều các nguy cơ như bệnh tật (liên quan đến các chứng bệnh cúm, và các bệnh nhiệt đới), stress (có sự gia tăng tỉ lệ với chứng bệnh táo bón do stress.). Trong nhiều trường hợp, nhiều bé gặp phải các vấn đề về stress, tâm tính trở nên thay đổi, khó chịu, tối về thường ngủ hay mơ và khó ngủ.

2. Khi nào là thời điểm thích hợp cho bé đi mẫu giáo

Ngày nay, do điều kiện lao động cũng như những yếu tố xã hội khác, nhiều em bé còn rất nhỏ, mới được 2 tuổi, thậm chí mười mấy tháng nhưng ba mẹ cũng buộc phải gửi con đi nhà trẻ. Điều này là một bài toán  khó không chỉ với gia đình mà còn với toàn xã hội.

Mặc dù, chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra độ tuổi tốt nhất để cho bé đi nhà trẻ nhưng theo báo cáo của chuyên gia tâm lí trẻ em tại Mỹ, GS. BS Anna: “Độ tuổi hiện nay được các nước đồng ý (kể cả Mỹ) là phù hợp và mang nhiều lợi ích cho bé chính là độ tuổi lên 3. Độ tuổi này có thể điều chỉnh sớm hơn tùy thuộc vào sự phát triển của trẻ, tính chất công việc và tùy một số địa phương, nhưng tốt nhất là không nhỏ hơn 2 tuổi”

Để xác định xem bé con đã đủ điều kiện đi nhà trẻ cần căn cứ nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, một lưu ý quan trọng trong việc chọn thời điểm thích hợp cho bé đi nhà trẻ, đó là cần căn cứ cụ thể vào các điều kiện yếu tố thực tế mà trẻ đang có. Cụ thể hơn đó là các yếu tố phụ thuộc vào sự phát triển của não bộ và đồng thời cùng với yêu cầu các kĩ năng giao tiếp tối thiểu mà bé phải đạt được. Có được 2 điều này, việc quyết định cho trẻ đi mẫu giá mới mang lại nhiều lợi ích thiết thực, tránh được các nguy cơ ảnh hưởng đặc biệt về tâm lý của các trẻ.

3. Trẻ đã từng rời xa bố mẹ chưa?

Nếu trẻ từng được chăm sóc bởi người thân hoặc người trông trẻ thì sẽ dễ quen với việc đi học hơn. Với những trẻ chủ yếu được bố mẹ chăm sóc, bố mẹ nên tạo cơ hội để trẻ rời xa mình một chút, như cho trẻ ở nhà với ông bà vào cuối tuần, hay cho trẻ chơi với anh chị em họ suốt một ngày.

mẫu giáo

Bố mẹ cũng thể cho trẻ làm quen dần với trường mẫu giáo bằng cách tăng dần thời gian đi học hằng ngày của trẻ. Ví dụ, trong một tuần đầu, bố mẹ nên nói với cô giáo để được đón trẻ về sớm hoặc đến lớp muộn hơn bình thường. Khi trẻ đi học quen thì bố mẹ có thể đưa đón trẻ đúng giờ.

4. Trẻ có đủ sức khỏe thể chất không?

Khi đi học, trẻ sẽ có rất nhiều hoạt động như vẽ, múa hát, tập thể dục, đi dã ngoại… Bố mẹ nên cân nhắc liệu trẻ có đủ hứng khởi và sức khỏe cho những hoạt động này hay không. Ngoài ra, những giấc ngủ ngày của trẻ cũng là yếu tố quan trọng. Ở mẫu giáo, trẻ sẽ chỉ được ngủ một giấc vào sau bữa trưa. Nên những trẻ còn cần ngủ vào giữa buổi sáng thì có thể chưa sẵn sàng đi học. Khi đó, bố mẹ nên tập cho trẻ ngủ đủ vào buổi đêm và ngủ thêm vào buổi trưa, cắt các giấc ngủ ngắn khác, để trẻ dần quen với lịch trình của trường học.

5. Lựa chọn nhà trẻ có phương pháp giáo dục nào là tốt nhất?

Các phương pháp giáo dục sớm hiện đại
Hiện nay, tại VN cũng có rất nhiều các điểm trường mầm non, mẫu giáo áp dụng các phương pháp giáo dục hiện đại như Steiner, Montessori và Reggio emilia. Việc lựa chọn trường mầm non cho trẻ cũng khiến cha mẹ đưa ra các câu hỏi, liệu đâu mới là phương pháp giáo dục tốt nhất.
Để trả lời câu hỏi này, rất nhiều chuyên gia giáo dục cho biết: không có câu trả lời cho câu hỏi phương pháp giáo dục nào là tốt nhất, thay vào đó phải trả lời được câu hỏi phương pháp giáo dục nào là phù hợp với trẻ nhất?

mẫu giáo

Phương pháp Steiner: Là phương pháp giáo dục mà tại đó, giáo viên sẽ đưa ra các câu chuyện, dựng lên các tình huống dạy cho bé nhận biết đúng sau, dựa trên các tình huống, câu chuyện đó để giáo dục bé. Phương pháp này có thể áp dụng được với các bé trên 2 tuổi, bé tham gia lớp học theo phương pháp này thường thích được trả lời khi hỏi và bé cũng rất thích được hỏi.
Phương pháp Montessori: Là phương pháp giáo dục có sự tham gia của các thiết bị đồ chơi thông minh được thiết kế để bé có hứng thú khi tương tác (còn gọi là giáo cụ). Phương pháp này dựa trên sự phát triển kĩ năng vận động và kĩ năng tư duy. Lưu ý, các loại đồ chơi thông minh này phải thiết kế phù hợp, có cách chơi không quá khó để bé có thể hứng thú và chơi tới cùng. Phương pháp này được áp dụng tốt nhất với bé trên 3 tuổi, thích các trò chơi có sự vận động về tư duy cũng như các tương tác trực tiếp bằng tay.
Phương pháp Eeggio Emilia: là phương pháp giáo dục trong đó bé sẽ được trực tiếp tham gia vào các dự án nhỏ do giáo viên gây dựng để quan sát, tìm hiểu..Đây thường là những dự án nhỏ nhưng gắn liền với thực tế giúp bé có thể hiểu được về tự nhiên, xã hội và con người… VD: Để bé biết xem bông hoa sẽ mọc ra sao, các cô giáo sẽ cùng các bé ra vườn, chỉ cho bé về hạt hoa, hướng dẫn bé cách gieo hạt xuống đất, cách chăm tưới và cùng bé đợi khi cây nảy mầm, lớn lên và ra hoa.Phương pháp này thích hợp với các các bé 3 tuổi trở lên, có sự đam mê với việc tham gia các hoạt động theo nhóm.

Hầu hết, với tâm lí “xót con”, đa phần các bố mẹ đều lâm vào trạng thái lo lắng, stress khi lựa chọn phương án cho con đi mẫu giáo. Khi con khóc lóc, phản kháng sợ đi lớp, nỗi hoang mang dường như được nhân lên gấp bội với những thấp thỏm chất đầy, lo lắng không biết con ở lớp có ăn ngoan, ngủ ngoan, chơi ngoan ko?… 
Việc quyết định cho con đi nhà trẻ không chỉ bé mà ngay bản thân phụ huynh cũng cần phải được chuẩn bị kĩ để có thể ứng biến với những thay đổi của bản thân trẻ. Thời gian này tuy khó khăn với các con để ổn định tâm lí nhưng mọi chuyện sẽ diễn ra theo chiều hướng tích cực nếu bạn biết cách cùng con vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu!

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ NỘI THẤT ECOHOME

  • Địa chỉ: liền Kề 19, TT23, Khu đô thị Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội
  • Xưởng sản xuất đồ gỗ: Sân Bóng Linh Đường, Linh Đàm, Hà Nội.
  • Hotline:0964 327 379 / 0917 462 999  (Mr Tùng)
  • Hân hạnh được phục vụ quý khách!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *