5 nguyên tắc trang trí lớp mầm non lấy trẻ làm trung tâm

trang trí lớp mầm non lấy trẻ làm trung tâm

Việc trang trí trang trí lớp mầm non lấy trẻ làm trung tâm thực sự cần thiết và rất quan trọng. Giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu phát triển về nhận thức, mở rộng vốn hiểu biết, kích thích trẻ hoạt động tích cực và sáng tạo; phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ mầm non vào học lớp 1. Bên cạnh đấy, còn giúp trẻ hình thành những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi ngợi và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn ở trẻ. Nó được ví như người giáo viên thứ 2 trong công tác tổ chức hướng dẫn cho trẻ học tập và vui chơi, phù hợp với phương châm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ  đạo: “Học bằng chơi, chơi mà học”. Thông qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện.

trang trí lớp mầm non lấy trẻ làm trung tâm

Mục tiêu trang trí lớp mầm non lấy trẻ làm trung tâm

Cơ sở khoa học của quan điểm trang trí lớp mầm non lấy trẻ làm trung tâm là luôn xoay quanh các mục tiêu nhằm đảm bảo đem lại những cơ hội tốt nhất, tất cả vì quyền lợi trẻ, vì sự phát triển toàn diện của trẻ. Và trang trí lớp mầm non lấy trẻ làm trung tâm luôn theo đuổi những mục tiêu thiết thực, đó là:

  • Tạo cho trẻ cảm giác hứng thú trong học tập, phát huy thế mạnh, khả năng của từng trẻ.
  • Đồng thời tạo cho bé có cơ hội hiểu nhiều, biết nhiều và được đánh giá đúng, được tôn trọng.
  • Luôn hướng tới cơ hội tốt nhất cho sự phát triển toàn diện cho trẻ về tính cách, suy nghĩ và cách ứng xử của trẻ thông qua việc xây dựng những kỹ năng mềm và kỹ năng sống thiết yếu.

trang trí lớp mầm non lấy trẻ làm trung tâm

5 nguyên tắc trang trí lớp mầm non lấy trẻ làm trung tâm

  1. Thiết kế môi trường giáo dục phải hướng vào việc phát triển toàn diện của trẻ nhằm đạt được mục tiêu giáo dục mầm non và mục tiêu cuối độ tuổi, đồng thời phù hợp với mục đích tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn tạo cho trẻ cảm giác được yêu thương, tôn trọng và đáp ứng các nhu cầu chính đáng.
  2. Bố trí, sắp xếp các khu vực chơi, hoạt động trong lớp và ngoài trời phù hợp với chủ đề, thuận tiện cho việc sử dụng của giáo viên và trẻ. Cần quy hoạch không gian hiện có của nhà trường để phân bố diện tích cho các hoạt động phù hợp với độ tuổi, sở thích, khả năng… của trẻ và phù hợp hoạt động chung của lớp, hoạt động nhóm hoặc cá nhân.
  3. Đảm bảo đủ và đa dạng các loại vật liệu, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phù hợp với từng chủ đề; thể hiện được rõ nét văn hóa các dân tộc để tạo cơ hội tham gia, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học của trẻ vào việc xây dựng môi trường và kích thích sự phát triển toàn diện cho trẻ.
  4. Luôn tạo cơ hội và mở rộng quan hệ giao tiếp xã hội giữa trẻ với nhiều người giúp trẻ tự tin, tích cực, hứng thú với các hoạt động giáo dục phát triển toàn diện; sưu tầm và sáng tạo thêm trò chơi bằng cách thường xuyên thay đổi cách chơi, luật chơi để khích lệ trẻ tham gia, chủ động chơi- tập – thử nghiệm với các loại thiết bị, đồ dùng, đồ chơi; khuyến khích trẻ tự tạo ra đồ chơi, trò chơi theo ý tưởng riêng của mình; tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động chơi tự do, hội thi, lễ hội… để trẻ được trải nghiệm và “tập làm”.
  5. Tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cha mẹ học sinh và cộng đồng về ý nghĩa của việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non; tạo nhiều cơ hội cho gia đình và cộng đồng được tham gia vào các hoạt động của nhà trường; xây dựng mối quan hệ tích cực đối với gia đình trẻ, phối hợp chặt chẽ với gia đình và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ; tôn trọng sự khác biệt và nhu cầu của mỗi gia đình để có những phối hợp với từng gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ bằng nhiều hình thức, phương pháp nhằm thu hút các bậc cha mẹ và cộng đồng tham gia hiệu quả vào công tác xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non.

trang trí lớp mầm non lấy trẻ làm trung tâm

trang trí lớp mầm non lấy trẻ làm trung tâm

trang trí lớp mầm non lấy trẻ làm trung tâm

Một vài lưu ý khi trang trí lớp mầm non lấy trẻ làm trung tâm

  • Bố trí các góc hoạt động khi trang trí lớp mầm non lấy trẻ làm trung tâm phải sáng sủa, thoáng mát
  • Các góc học động phải có ranh giới rõ ràng, giúp di chuyển dễ dàng, có sự liên kết giữa các góc hoạt động và thuận tiện cho hoạt động quan sát, hướng dẫn của giáo viên.
  • Tên hoặc ký hiệu các góc hoạt động cần được thiết kế dễ nhìn, dễ nhận dạng, đơn giản với trẻ.
  • Bố trí đầy đủ và phù hợp các dụng cụ, đồ chơi, đồ dùng cho trẻ ở từng góc học tập. Các vật dụng này thường xuyên tiếp xúc hằng ngày với các bé, chính vì vậy, khi bố trí các nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi cần đảm bảo vệ sinh, nguồn gốc an toàn. Các loại hình dụng cụ và đồ chơi phải phù hợp với lứa tuổi và cần được sắp xếp cất trữ gọn gàng, ngăn nắp.

trang trí lớp mầm non lấy trẻ làm trung tâm

Qua bài viết trên, Ecohome mong rằng quý thầy cô hiểu rõ nguyên tắc trang trí lớp mầm non lấy trẻ làm trung tâm là gì cũng như rất nhiều lợi ích thiết thực cho trẻ nhỏ mà phương pháp này mang lại. Tạo nên một môi trường học tập phù hợp và vững chắc giai đoạn đầu sẽ giúp các bé có nền móng phát triển thuận lợi trong tương lai. Nhiệm vụ của giáo dục không gì khác ngoài mang lại những lợi ích tốt nhất và không ngừng đối với sự phát triển của con trẻ.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Xem thêm:

Top 5 ý tưởng trang trí lớp mầm non lấy trẻ làm trung tâm

Trang trí lớp mầm non theo Steam ấn tượng năm 2023

Trang trí lớp mầm non theo Steam đánh thức đam mê của trẻ

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *